-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-

Đăng bởi : Admin 28/03/2019
CHỌN LỰA VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC TRỪ RẦY NÂU
|
|
Hỏi: Rầy nâu là dịch hại thường gặp trên ruộng lúa, tôi biết chúng còn là đối tượng truyền nhiều bệnh virus cho cây lúa như bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Tôi muốn biết cách xử lý rầy nâu như thế nào vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí đầu tư thuốc và công lao động ?
Phạm Văn Sỹ, xã Long Định, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Rầy nâu là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây lúa. Ngoài việc gây ra tác hại cháy rầy nó còn là trung gian truyền bệnh siêu vi khuẩn lúa cỏ, lùn xoắn lá và gần đây là bệnh vàng lúa.
Vòng đời của rầy nâu từ 25 - 30 ngày, một tháng sẽ có một lứa rầy. Mỗi vụ lúa thường có ba lứa rầy xảy ra ở các thời kỳ lúa đẻ nhánh (lứa 1), làm đòng (lứa 2), và trổ chín (lứa 3)
1. Ở thời kỳ lúa trước, lúc và sau đẻ nhánh nên chọn những loại thuốc đặc trị rầy, thuốc ít độc đối với người, ít độc với cá, ít giết chết thiên địch và các côn trùng có ích là điều cần lưu ý nhất. Không nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc Cúc tổng hợp như Cypermethrin, Deltamethrin, Fenvalarate và một số thuốc trừ sâu phổ rộng như Chlopyrifos, Dimethoate, Phenthoate. Nên ưu tiên sử dụng nhóm thuốc chống lột xác như:
VI APPLA 10 BTN, VI APPLA 25 BTN
Hoạt chất Buprofezin, thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng, bảng độc 3
Ở rầy non, tuổi 1-3 thuốc có tác động ức chế sự hình thành chất kitin và rầy chết trong thời kỳ lột xác. Không diệt rầy trưởng thành, thuốc hạn chế sự sinh đẻ của chúng làm tỷ lệ trứng lép, trứng không nở rất cao do thuốc tác động vào sự hình thành chất Prostaglandin – E2. Thuốc sẽ làm giảm số lượng rầy nâu trên đồng ruộng ở các lứa sau.
Hiệu lực của thuốc xuất hiện ngay khi rầy bị nhiễm thuốc, rầy trở nên biếng ăn ít gây hại, và sau 3 ngày thì chết và hiệu lực kéo dài trên 20 ngày.
Liều dùng 10WP.1kg/ha pha 20g cho bình 8 lít. Phun tối thiểu 5 bình cho 1000m2. Liều dùng 25WP 0.5kg/ha. Pha 10g cho bình 8 lít. Nên chú ý phun thuốc sớm lúc rầy tuổi 1 – 2.
APPLAUD – BAS 27 BTN (Hoạt chất Buprofezin 7% + Fenobucarb 20%), APPLAUD – MIPC 25 BTN(Hoạt chất Buprofezin 5% + Isoprocarb 20% )
Thuốc có tác dụng làm ung thối trứng, diệt rầy non lẫn rầy trưởng thành, hiệu lực nhanh và kéo dài.
Ở thời kỳ lúa làm đòng và trổ: Lúc này lúa đã kín hàng, mật số cao, dễ gây ra cháy rầy. Nên chọn lựa và sử dụng các loại thuốc nội hấp có tác động nhanh mạnh như:
VICONDOR 50EC , 700WP, 700WDG (Hoạt chất Imidacloprid)
Thuốc có tác động tiếp xúc vị độc và nội hấp mạnh, tiêu diệt nhanh rầy non và rầy trưởng thành.
VITHOXAM 350 SC (Hoạt chất Thiamethoxam)
Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp mạnh
Tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở.
Để phòng chống rầy bảo vệ lúa tốt đạt hiệu quả kinh tế, điều quan trọng nhất là nên theo lịch gieo sạ né rầy của địa phương, thường xuyên thăm ruộng và theo dự báo sâu bệnh của khu vực để kịp thời phun thuốc phòng trị.
Bình luận (0)
Viết bình luận :